Dự án “Giấy làm từ vỏ sò”

Ngày 26-3, tại Thừa Thiên – Huế, Bộ GD-ĐT phối hợp cùng Trung ương Đoàn đã tổ chức cuộc thi “Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” (SV-STARTUP) lần thứ V, năm 2023. Cuộc thi năm nay, Ban tổ chức đã nhận được hơn 500 dự án dự thi đến từ tất cả các cơ sở giáo dục ở trên toàn quốc. Có 80 dự án được chọn vào vòng chung kết.

Theo đó, nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM kết hợp với sinh viên Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM (sinh viên PHẠM THỊ TRANG – Khóa tuyển 2019, ngành Công nghệ Sinh học, trưởng nhóm) đã xuất sắc đạt giải Ba với dự án “Giấy làm từ vỏ sò”.

Không gian triển lãm dự án “Giấy làm từ vỏ sò”

Ảnh sản phẩm

  • Ý tưởng dự án: Mỗi năm, hàng triệu cây xanh đã bị chặt để sản xuất giấy. Tính trung bình trong công nghiệp giấy, nguyên liệu đầu vào để sản xuất 1 tấn giấy thì tương đương lượng dăm gỗ trắng khai thác từ 18 cây xanh trưởng thành có đường kính thân từ 15-20 cm (phổ biến là tràm, tràm bông vàng, bạch đàn, bạch dương, vân vân). Phần cành, nhánh nhỏ, lá, và vỏ cây chiếm khoảng 40% khối lượng cây gỗ là không được sử dụng. Bên cạnh đó, quy trình làm bột giấy đòi hỏi sử dụng một lượng rất lớn hoá chất để xử lý nguyên liệu lignocellulose này thành bột có hàm lượng xơ sợi giàu cellulose. Do đó, chúng tôi đã tự hỏi rằng làm thế nào để vẫn tạo ra giấy mà không hoặc hạn chế tối đa hóa chất sử dụng với thành phần nguyên liệu tái tạo thay thế cellulose. Các phế phụ phẩm như vỏ sò, hàu, trứng và các loài động vật thân mềm khác mang lại nguồn canxi cacbonat sinh học dồi dào và dễ tìm kiếm cũng như dễ sản xuất số lượng lớn. Tuy nhiên để có sự kết dính bột canxi cacbonat thành các tấm giấy, ta cần một loại nhựa sinh học thân thiện với môi trường có khả năng phân hủy sinh học và không để lại hạt vi nhựa.
  • Mô tả sản phẩm: Sản phẩm giấy từ vỏ sò bao gồm hai thành phần chính là bột canxi cacbonat từ vỏ sò, vỏ hàu, kết dính thành các tấm giấy mỏng trên nền nhựa sinh học (PVA hiện được nhóm sử dụng) có độ an toàn và thân thiện với môi trường rất cao.
  • Giá trị của dự án: Nhóm mở rộng các nguồn canxi cacbonat khác như vỏ trứng nhằm tăng nguồn nguyên liệu, giảm lượng rác thải sinh hoạt và mang lại ý nghĩa kinh tế tuần hoàn, cũng như hướng tới chính sách 3R. Từ đó mang lại một nguồn kinh tế cho nông nghiệp từ các phế phụ phẩm là lượng vỏ sò, vỏ ốc, hàu, trứng và các loài thân mềm khác.
Tin tức mới nhất

Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Lễ khai mạc Hội nghị Khoa học lần XIII năm 2022

Sáng ngày 21/11, Lễ khai mạc Hội nghị Khoa học lần XIII năm 2022 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Giải bóng đá giao hữu MSTA mở rộng lần 2 – năm 2023

Bước vào tuổi thứ 2, giải bóng đá vinh dự nhận được sự hỗ trợ và đồng hành đến từ các đơn vị : Nhà tài trợ Vàng: – Công

Cộng đồng Cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Ngày kết nối cộng đồng của cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM

Diễn đàn khoa học-doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo lần 1-2023 của cộng đồng cựu sinh viên khoa học Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sẽ được tổ

Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Loài thực vật mới mang tên hai nhà khoa học Việt Nam

Ceropegia vietnamensis Nguyen-Phi & Luu, một loài thuộc họ Trúc Đào (Apocynaceae), vừa được công bố là loài mới cho khoa học với mẫu chuẩn thu được tại Khu Bảo

Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nhận giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục

Khát vọng vươn tầm thế giới, trở thành một hệ thống đại học nghiên cứu trong hàng đầu châu Á, nơi hội tụ của khoa học công nghệ, đổi mới

Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đăng cai tổ chức thành công Olympic Hóa học cho sinh viên toàn quốc

Ngày 22/4, Lễ Bế mạc Hội thi Olympic Hóa học sinh viên toàn quốc lần thứ XI, năm 2023 đã được tổ chức tại Hội trường Trần Chí Đáo, ĐHQG-HCM.