Giáo sư Nobel hóa học thuyết giảng tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên

Sáng ngày 17/04/2023, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM vinh dự chào đón GS. Morten P. Meldal – chủ nhân giải Nobel Hóa học năm 2022. Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam cùng với phu nhân là TS. Phaedria St. Hilaire, GS. Morten P. Meldal đã chia sẻ bài giảng đại chúng về “Hóa học Click” tại Giảng đường 1 (cơ sở 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5).

‘Hóa học Click’ là phản ứng định lượng tạo triazole giữa azide và alkyne sử dụng xúc tác đồng I (CuAAC). ‘Hóa học click’ có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực như vật liệu polymer (tổng hợp các dendrimer – loại polymer giống như nhánh cây), trong sinh học (tổng hợp ghép các mạch polymer lên các đại phân tử như enzyme hay protein tạo thành các loại vật liệu lai có chức năng, ứng dụng mạnh), hay trong y học (tổng hợp các polymer chức năng thay đổi hình dạng theo điều kiện môi trường như pH hay nhiệt độ…).

Chủ nhân Giải Nobel Hóa học năm 2022 cũng đã giới thiệu bốn ứng dụng được ông nghiên cứu:

  • Ứng dụng 1: Trong hóa tổ hợp để tạo một lượng lớn các chất khác nhau, nhằm tìm ra chất ức chế enzyme giúp điều trị bệnh Leishmaniasis, một bệnh truyền nhiễm đang lan rộng ở Nam Mỹ lúc bấy giờ. Kết quả thu được là một hợp chất có hằng số ức chế Ki xuống đến 76 nM. Cầu nối triazole giúp chất ức chế thu được không bị phân hủy các protease trong tế bào.
  • Ứng dụng 2: Điều chế các hợp chất vòng lớn để làm ligand (phối tử) cho receptor (thụ thể). Kết quả đạt được là một ligand có độ chọn lọc với receptor MC4 (melanocortin 4, một receptor có liên quan đến bệnh béo phì) hơn đến 300 lần so với các receptor melanocortin khác.
  • Ứng dụng 3: Tạo cầu nối triazole thay cho cầu nối disulfide của peptide, cụ thể ở đây là peptide có tính kháng khuẩn Tachyplesin 1 có dạng hairpin. Hợp chất tạo thành có hoạt tính tương đương hoặc hơn peptide ban đầu và không bị mất hoạt tính trong môi trường vi khuẩn do nhóm triazole không bị hoàn nguyên như nhóm disulfide.
  • Ứng dụng 4: Điều chế protease, một enzyme có khả năng cắt đứt nối peptide gây khó khăn cho quá trình tổng hợp. Thay vì phải điều chế toàn bộ mạch peptide dài của protease, có thể điều chế hai mảnh rời rồi gắn lại bằng phản ứng Click. Mỗi mảnh rời sẽ không có hoạt tính cho đến khi được gắn vào nhau nên không gây ảnh hưởng đến quá trình điều chế protein.

Tại đây, giáo sư chia sẻ: “Chính sự ham thích tìm tòi các giải pháp để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống là nguồn động lực to lớn khiến Giáo sư dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học; và gia đình là hậu phương vững chắc luôn luôn ủng hộ tôi trên con đường”. Ngay từ lúc còn nhỏ, ông đã được cha mẹ hướng dẫn và tiếp xúc, hòa mình với thiên nhiên, tham gia các hoạt động ngoài trời; và người bạn đời của ông, người có chung một niềm đam mê nghiên cứu khoa học đã động viên ông vượt qua khó khăn trong quá trình nghiên cứu cũng như chia sẻ niềm vui về thành quả ông đã đạt được.

Từ câu chuyện của mình, Giáo sư Meldal nhấn mạnh tầm quan trọng của hóa học trong cuộc sống. Đồng thời là khơi gợi sự tò mò giúp bạn trẻ sớm tiếp cận được với hóa học và có khả năng tìm ra được những điều mới có tính đột phát trong tương lai. Trước khi kết thúc bài giảng, Giáo sư đã gửi gắm đến các bạn trẻ: “Hãy luôn luôn nghe theo con tim mình và theo đuổi những gì mà mình cảm thấy hứng thú. Rất nhiều lúc, chúng ta sẽ gặp phải ngăn trở, nhưng chỉ cần kiên trì, bền lòng và giải quyết từng vấn đề một, từ nhỏ đến lớn, chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua.”

Đây là lần đầu tiên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM chào đón một nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học tới thăm và giảng bài, tạo cơ hội tuyệt vời dành cho giảng viên, nhà nghiên cứu, sinh viên trong và ngoài trường cũng như cộng đồng yêu khoa học được tiếp cận với những tiến bộ vượt bậc.

Một số hình ảnh tại sự kiện:

 

 

 

Tin tức mới nhất

Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Lễ khai mạc Hội nghị Khoa học lần XIII năm 2022

Sáng ngày 21/11, Lễ khai mạc Hội nghị Khoa học lần XIII năm 2022 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Giải bóng đá giao hữu MSTA mở rộng lần 2 – năm 2023

Bước vào tuổi thứ 2, giải bóng đá vinh dự nhận được sự hỗ trợ và đồng hành đến từ các đơn vị : Nhà tài trợ Vàng: – Công

Cộng đồng Cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Ngày kết nối cộng đồng của cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM

Diễn đàn khoa học-doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo lần 1-2023 của cộng đồng cựu sinh viên khoa học Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sẽ được tổ

Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Loài thực vật mới mang tên hai nhà khoa học Việt Nam

Ceropegia vietnamensis Nguyen-Phi & Luu, một loài thuộc họ Trúc Đào (Apocynaceae), vừa được công bố là loài mới cho khoa học với mẫu chuẩn thu được tại Khu Bảo

Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nhận giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục

Khát vọng vươn tầm thế giới, trở thành một hệ thống đại học nghiên cứu trong hàng đầu châu Á, nơi hội tụ của khoa học công nghệ, đổi mới

Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Dự án “Giấy làm từ vỏ sò”

Ngày 26-3, tại Thừa Thiên – Huế, Bộ GD-ĐT phối hợp cùng Trung ương Đoàn đã tổ chức cuộc thi “Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” (SV-STARTUP)